IBD là tình trạng viêm tiếp diễn của tất cả hoặc một phần hệ tiêu hóa và đứng sau hai chứng viêm mạn tính là bệnh Crohn và viêm đại tràng gây loét.
Nghiên cứu trên hơn 17 triệu bệnh nhân chỉ ra rằng những người bị IBD có nguy cơ cao hơn bị bệnh tim dù có hay không có các yếu tố nguy cơ thông thường của bệnh tim như cholesterol cao, huyết áp cao và hút thuốc.
Theo nhà nghiên cứu Muhammad S. Panhwar ở ĐH Case Western Reserve, Cleaveland, Mỹ, những bệnh nhân trẻ có nguy cơ bị đau tim cao hơn gấp 9 lần so với những người cùng nhóm tuổi (không bị IBD) và nguy cơ này giảm dần theo tuổi tác.
Ngoài ra, những phụ nữ dưới 40 tuổi bị IBD có nguy cơ bị đau tim cao hơn so với nam giới bị IBD trong cùng nhóm tuổi. Ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, nguy cơ đau tim tương tự ở nam và nữ bị IBD.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng IBD nên được coi là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh tim. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một phân tích trên bệnh nhân trưởng thành từ 18 tới 65 tuổi được chẩn đoán bị IBD từ năm 2014 đến năm 2017.
Trong số hơn 17,5 triệu bệnh nhân trong cơ sở dữ liệu này, 211.870 người (1,2%) bị IBD và nhìn chung, đau tim xảy ra nhiều gấp gần 2 lần ở những người bị IBD. Những người bị IBD cũng có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao và hút thuốc, các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các bác sĩ lâm sàng nên xem xét một cách nghiêm túc các triệu chứng của bệnh tim như đau ngực ở những bệnh nhân bị IBD đặc biệt là bệnh nhân trẻ.
BS Thu Vân
(Theo THS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét