Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Hợp tác y tế Việt

Ngày 7.3, tại trụ sở Bộ Y tế, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Nguyễn Thanh Long và nguyên Bộ trưởng Y tế PGS. TS. Trần Thị Trung Chiến tiếp TS. Stefan Rudolf, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế, Lao động và Y tế bang Mecklenburg-Vorpommern (CHLB Đức) cùng đoàn công tác trong chuyến thăm tới Việt Nam.

Chuyến thăm lần này của đoàn nhằm hiện thức hóa Ý định thư về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Kinh tế, Lao động và Y tế bang Mecklenburg-Vorpommern đã được ký kết tại Berlin vào ngày 6/7/2017 (dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ Trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Brigitte Zypries trong khuôn khổ G20).

Trong thành phần đoàn công tác của bang Mecklenburg-Vorpommern có nhiều doanh nghiệp, đại diện các trường cao đẳng, bệnh viện, cơ sở đào tạo nghề của bang MV, bao gồm cả các cơ sở đào tạo điều dưỡng viên và chăm sóc người cao tuổi.

Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực điều dưỡng và công nghệ y tế plasma

Thay mặt Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ cảm ơn phía Đức đã giúp đỡ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long và Quốc vụ khanh Stefan Rudolf bày tỏ mong muốn sớm đẩy nhanh tiến độ hiện thức hóa hợp tác trong lĩnh vực y tế của bang Mecklenburg-Vorpommern với Việt Nam trong đó bao gồm đào tạo nguồn nhân lực đào tạo nguồn nhân lực y tế, điều dưỡng từ Việt Nam chăm sóc sức khỏe cho các bệnh viện, nhà dưỡng lão của Đức và đào tạo nguồn nhân lực cao cấp cho các bác sĩ, nhà nghiên cứu, chuyên viên Việt Nam làm việc ở Đức.

Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế, Lao động và Y tế bang Mecklenburg-Vorpommern (CHLB Đức) thăm Việt Nam

Nguyên Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế, Lao động và Y tế bang Mecklenburg-Vorpommern (CHLB Đức) Stefan Rudolf chụp ảnh lưu niệm

Ở bang Mecklenburg-Vorpommern cũng có chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực công nghệ plasma trong chăm sóc sức khỏe (bước tiến của công nghệ y tế từng giành giải Nobel). Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long hy vọng bang có thể hợp tác với Việt Nam đào tạo bác sĩ chuyên ngành, nhà nghiên cứu, áp dụng thành tựu để ứng dụng tại Việt Nam trong điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch,....Việt Nam mong muốn cử chuyên gia đầu ngành trao đổi, học tập với Đức, chuyển giao công nghệ plasma và công nghệ mới trong điều trị bệnh cho ngành y tế Việt nam. Phía bang Mecklenburg-Vorpommern cũng mong muốn Việt Nam sẽ tham gia vào Hội đồng nghiên cứu quốc gia-liên minh quốc tế của Đức để phát triển y tế công nghệ cao. Trung tâm nghiên cứu plasma ở bang sẽ mời các trường đại học, trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam trở thành thành viên phát triển nghiên cứu plasma ở Đức.

Trong lĩnh vực nghiên cứu lâm sàng, bang Mecklenburg-Vorpommern quan tâm tới các bạn trẻ sang làm việc ở Đức trong lĩnh vực điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe đạt chứng chỉ ngôn ngữ cần thiết,... Bang sẽ tạo điều kiện để 12 giảng viên ngôn ngữ của Việt Nam sang Đức học 6 tháng. Bang cũng sẽ hợp tác với các trường đại học điều dưỡng, y khoa của Việt Nam để phát triển lĩnh vực chuyên nghiệp hơn.

Hai bên cũng ủng hộ việc Bộ Kinh tế, Lao động và Y tế bang bang Mecklenburg-Vorpommern sẽ sớm mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để phát triển quan hệ hợp tác kinh tế- y tế giữa hai nước.

Sự hợp tác y tế giữa Việt Nam và CHLB Đức, đặc biệt với bang Mecklenburg-Vorpommern là mối quan hệ giàu tình cảm truyền thống hai nước đã có từ lâu đời, đặc biệt đã từng được nguyên Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến và đội ngũ chuyên gia hai nước vun đắp. Nguyên Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến xúc động kể lại trong chuyến thăm của bà tới bang, ngài Quốc vụ khanh đã đoàn đại biểu Việt Nam xem lại bức ảnh Bác Hồ nhận huy chương tại bang Mecklenburg-Vorpommern từ ngày xa xưa.

Nguyễn Vân

Thuốc ngừa thai uống giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung

Thuốc ngừa thai giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Một nghiên cứu mới ở Hoa Kỳ đã cho thấy việc sử dụng lâu dài các thuốc ngừa thai uống làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung, và hiệu quả đặc biệt rõ ràng ở phụ nữ hút thuốc lá, béo phì và những người tập thể dục không thường xuyên.Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh được mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc ngừa thai uống với việc làm giảm nguy cơ ung thư ở phụ nữ sau mãn kinh. Nghiên cứu mới này đã xem xét tác động của nhiều yếu tố về sức khoẻ và lối sống, bao gồm hút thuốc, béo phì và hoạt động thể chất.

Nghiên cứu tiến hành ở Hoa Kỳ, bao gồm 196.536 phụ nữ tuổi từ 50 đến 71, hơn một nửa trong số nghiên cứu đã dùng thuốc ngừa thai đường uống. So với những người không dùng thuốc ngừa thai uống, những người sử dụng thuốc ngừa thai uống từ 10 năm trở lên đã giảm được 34% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, trong đó giảm mạnh nhất ở những phụ nữ hút thuốc lá hoặc béo phì. Nguy cơ ung thư buồng trứng giảm 40% ở phụ nữ hút thuốc lá, béo phì và không tập thể dục thường xuyên. Sử dụng thuốc ngừa thai uống dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư đại trực tràng hoặc ung thư vú sau mãn kinh.

BS. Thiện Trí

(theo Nytimes)

Những bất lợi về sức khỏe sau Tết

Sau Tết, một số bệnh xuất hiện

Sau Tết, do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất, ăn với số lượng lớn hơn bình thường, ăn nhiều bữa, uống nhiều rượu, bia, nước ngọt đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…). Đặc biệt, khi ăn các loại thức ăn để qua đêm hoặc để quá 6 giờ đồng hồ (với quãng thời gian này, nếu thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, chúng sẽ phát triển nhanh chóng). Lúc này, bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, có thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày làm mất nước, chất điện giải rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến trụy tim mạch. Nếu thức ăn, đồ uống nhiễm một số loại vi khuẩn gây bệnh có độc lực mạnh như tụ cầu vàng (S. aureus), trực khuẩn ngộ độc thịt (C. botulinum), tình trạng bệnh sẽ rất nặng.

Sau Tết, do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất... là các tác nhân chính gây rối loạn tiêu hóa.

Sau Tết, do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất... là các tác nhân chính gây rối loạn tiêu hóa.

Đối lập với bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, bệnh táo bón cũng thường xuất hiện sau dịp Tết Nguyên đán. Nguyên nhân chủ yếu là trong những ngày vui xuân đón Tết, trong các bữa tiệc thường dồi dào protid (đạm) và lipid (mỡ), trong khi đó rất ít rau (xào, luộc…) làm cho thiếu chất xơ trầm trọng, thêm vào đó là lạm dụng uống cà phê và uống các loại nước giải khát có gas càng làm cho cơ thể thiếu nước gây táo bón. Thêm vào đó, trong những ngày Tết ít vận động cơ thể càng làm cho hiện tượng táo bón dễ xảy ra, thậm chí táo bón kéo dài trong nhiều ngày sau Tết. Trong khi đó, táo bón sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, do thời tiết không ổn định, mặc không đủ ấm, đi dạo chơi ngoài trời lạnh, khói, bụi, dị ứng mùi lạ làm cho một số người, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi, bị viêm họng, mũi, cảm lạnh hoặc mắc bệnh cúm gây ho sổ mũi, hắt hơi, sốt và có thể gây biến chứng viêm phế quản phổi cấp tính, thậm chí phải nhập viện. Theo khảo sát tại các cơ sở y tế, trước Tết Nguyên đán, bệnh viêm đường hô hấp cấp tính chỉ chiếm 5% nhưng sau Tết, các bệnh này đã tăng lên 13%.

Một số bệnh tái phát sau Tết

Đó là bệnh về dạ dày-tá tràng. Trong dịp Tết, một số người có tiền sử về bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, do uống rượu, bia, nước giải khát có gas, ăn các chất gia vị kích thích mạnh hoặc ăn quá nóng, quá nguội lạnh, bệnh có thể tái phát. Mỗi khi bệnh viêm loét dạ dày-hành tá tràng xuất hiện sẽ gây đau bụng, đôi khi đau dữ dội, quằn quại, buồn nôn, nôn, nhất là về đêm làm cho người bệnh ăn không tiêu, mất ngủ, người gầy xanh rõ rệt. Một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, sau Tết Nguyên đán có nguy cơ gia tăng mức độ của bệnh do một số người xem thường hoặc quên kiêng khem (uống rượu, bia, ăn nhiều xôi, bánh chưng, bánh tét, uống nước ngọt, ăn nhiều thịt, mỡ…), không uống thuốc theo chỉ định, thậm chí một số người không chuẩn bị đầy đủ thuốc để đến khi bệnh gia tăng (huyết áp tăng, đường huyết vượt quá mức cho phép…) không có thuốc để dùng.

Hiện tượng tăng cân tuy không phải là bệnh nhưng về lâu dài hoặc với một số bệnh tăng cân đột xuất, nhất là sau Tết Nguyên đán do ăn nhiều chất đạm, mỡ (nhiều món chiên xào, thịt kho nhiều dầu mỡ, các loại giò, thịt nấu đông…), uống nhiều bia làm tăng cân đột xuất sẽ bất lợi cho sức khỏe. Tăng cân nếu kéo dài, trước hết là có nguy cơ làm tăng mỡ máu, nhất là loại mỡ máu xấu (cholessterol xấu), từ đó dần dần làm xơ vữa động mạch, hậu quả dẫn đến là tắc mạch, đột quỵ (hàng năm có khoảng 20.000 người Việt tăng mỡ máu bị đột quỵ). Ngoài ra, tăng cân còn làm ảnh hưởng đến các khớp gây thoái hóa khớp hoặc thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp nhanh hơn, trầm trọng hơn.

Theo thống kê của các bệnh viện lớn ở nước ta, sau Tết Nguyên đán, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não (đột quỵ) thường tăng cao. Bên cạnh đó, đường huyết tăng đột biến ở người mắc bệnh đái tháo đường cũng là một vấn đề bất cập cho sức khỏe do ăn uống không kiêng khem đúng mức và không tuân thủ dùng thuốc hạ đường huyết một cách nghiêm túc.

Gan nhiễm mỡ là một bệnh thường gặp ở người béo phì, có thói quen ăn nhiều thịt mỡ, lòng động vật, thực phẩm chiên xào… làm cho mỡ máu luôn tăng cao, đặc biệt là triglycerit. Khi triglycerit máu tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ. Vào dịp Tết, do ăn uống không kiêng khem đúng mức sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ càng nặng hơn. Hậu quả của gan nhiễm mỡ kéo dài sẽ dẫn đến xơ gan.

Làm gì để ngăn chặn?

Sau Tết Nguyên đán, nếu thấy cơ thể bất thường (tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, đau bụng, viêm đường hô hấp, huyết áp tăng cao, tăng cân…), cần đến bệnh viện để được khám bệnh và kịp thời điều trị. Những người bị bệnh mạn tính cần quay lại với những tư vấn của bác sĩ đã từng khám bệnh cho mình trước đó để dùng thuốc đúng, đủ liều, vận động cơ thể và ăn uống hợp lý.

BS. Việt Anh

5 ngộ nhận tai hại về chất đạm

Tuy nhiên các nhà khoa học khẳng định, chúng ta thường ăn quá nhiều đạm và điều đó có hại cho sức khỏe. Những ngộ nhận sau khiến chúng ta hiểu lầm về loại chất này.

Cơ thể cần nhiều chất đạm

Chất đạm được phát hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX và lúc này các nhà khoa học cho rằng, vì sức khỏe cần ăn thật nhiều chất đạm! Nhà hóa học Đức, GS. Justus von Liebig (1803-1873) là một trong những người tuyên truyền chính cho quan điểm “cơ thể cần nhiều chất đạm” và ông đã mắc sai lầm trong nhiều vấn đề sau này. Thí dụ, ông cho rằng, chỉ có chất đạm mới tạo nên cơ thể, còn các chất bột - đường và chất béo chỉ cần thiết duy nhất cho sự hô hấp (?!). Và những học trò của ông cũng tiếp tục sa đà vào những lý thuyết phi khoa học của thầy, cho rằng những người lao động thể chất bình thường cần ăn 150 gram chất đạm/ngày. Đó là định mức nhiều gấp 2,5 lần mức chuẩn hiện đại!

Ngày nay khoa học đã chứng minh, con người không thuộc loài động vật chủ yếu “ăn chất đạm”. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành (bao gồm cả người lao động cơ bắp, cũng như VĐV thể thao nghiệp dư) chỉ cần được cung cấp 0,83 gram chất đạm/ngày cho 1kg cân nặng cơ thể. Như vậy, 60 gram là liều chất đạm cần thiết/ngày cho người có cân nặng 70kg.

Khi ăn quá nhiều món giàu đạm, gan và thận sẽ phải làm việc quá tải.

Khi ăn quá nhiều món giàu đạm, gan và thận sẽ phải làm việc quá tải.

Người ăn chay bị đe dọa thiếu chất đạm

Sự thật không phải tất cả sản phẩm người ăn chay sử dụng đều có chất đạm đủ chất lượng. Một số thiếu một hoặc nhiều hơn thành phần axit amin cần thiết. Theo các nhà khoa học, chỉ có 11 loại rau, củ, quả, hạt chứa chất đạm đủ chất lượng, trong đó có đậu nành, đậu lăng, quả bơ, bông cải xanh, rau bina, khoai tây, hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt bí đỏ, hạt điều, hạt quinoa… Tuy nhiên, sẽ sai lầm nếu cho rằng để cung cấp cho cơ thể chất đạm “xịn”, dứt khoát phải ăn thịt, cá hoặc phô mai. Các loại rau, củ, quả… tự nhiên sẵn có tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể, chỉ có điều chúng tiềm ẩn trong những sự phối hợp và tỷ lệ khác nhau. Vì thế, người ăn chay hoàn toàn không bị đe dọa thiếu chất đạm, nếu thường xuyên áp dụng thực đơn phong phú.

Các vận động viên thể thao đòi hỏi thực đơn giàu chất đạm động vật

Nỗ lực thể chất tích cực tăng nhu cầu chất đạm. Tuy nhiên, thậm chí cả với các VĐV chuyên nghiệp như VĐV Olympic hoặc cầu thủ bóng đá, tiêu chuẩn cung cấp chất đạm cũng chỉ ở mức 1,2 - 1,7 gram/kg trọng lượng/ngày. Các bữa ăn bình thường trong thời gian thi đấu hoàn toàn đảm bảo liều chất đạm như vậy. Thế nên, việc bổ sung thêm chất đạm bằng thực phẩm chức năng là không cần thiết.

Ngoài ra, như GS. Joe Millward (Đại học Surrey, Anh quốc) dẫn giải, thậm chí những VĐV thể thao lệ thuộc vào cơ bắp cũng không cần ăn nhiều hơn chất đạm.

Không cần liều cao chất đạm động vật trong thực đơn dành cho VĐV thể thao đòi hỏi nhiều nỗ lực thể chất. Thành tích tuyệt vời của những ngôi sao thể thao thường xuyên áp dụng thực đơn nghèo chất đạm động vật như VĐV điền kinh chạy cự ly ngắn Carl Lewis (10 lần HCV Olympic), siêu marathon Scott Jurek (3 lần chiến thắng Spartathlon cự ly 245km) đã chứng minh điều đó.

Dư thừa chất đạm không có hại

Sẽ là sai lầm khi chúng ta nghĩ như vậy. Khi chúng ta ăn quá nhiều món giàu chất đạm, gan và thận sẽ phải làm việc quá tải. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra mối quan hệ giữa thực đơn giàu chất đạm (chất đạm cung cấp cho chúng ta trên 20% năng lượng/ngày) và bệnh loãng xương. Tình trạng dư thừa chất đạm gây hiệu ứng tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, quan sát của các nhà khoa học Đan Mạch còn cho thấy, trẻ sơ sinh được nhận trên 15% calorie thuộc dạng chất đạm đến tuổi trưởng thành thường bị béo phì và mắc các bệnh liên quan đến béo phì. Những phân tích trên phạm vi rộng tại Thụy Điển đã chứng minh, có mối liên hệ giữa thực đơn giàu chất đạm và các bệnh tim.

Tại Mỹ, các nhà khoa học còn cho thấy, thực đơn giàu chất đạm làm tăng đáng kể, thậm chí đến 4 lần nguy cơ mắc bệnh ung thư” - GS. Valter Longo, chuyên gia Lão khoa Đại học Nam California (Mỹ) khẳng định.

Thực đơn giàu đạm giúp giảm béo

Nhiều nghiên cứu đã kết luận, ăn nhiều chất đạm chỉ phát huy hiệu quả giảm béo trong thời gian ngắn. Sự sụt cân ban đầu, khi áp dụng thực đơn giàu chất đạm chủ yếu nhờ hiệu ứng cơ thể mất nước. Một khi nhận số lượng các chất bột - đường ít hơn bình thường, cơ thể đốt cháy nhiều hơn chất béo. Hệ quả sẽ xuất hiện cái gọi là các thể ceton - dạng vật chất bị đào thải cùng nước tiểu.

“Tuy nhiên không có nghiên cứu xác nhận, thực đơn giàu chất đạm cho phép duy trì giảm béo. Trái lại, nếu áp dụng lâu ngày có thể gây tổn hại sức khỏe.những người áp dụng thực đơn giàu chất đạm, nghèo chất bột - đường đều có nguy cơ chết yểu lớn hơn” - GS. Valter Longo (Mỹ) nhấn mạnh.

Ngọc Báu

((Nguồn: Często jemy go za dużo i to wcale nam nie służy! Poznaj sześć białkowych mitów))

Khốn khổ vì căn bệnh “Đứng ngồi không yên sau tết”

Phát hiện, điều trị bệnh sớm tránh nguy cơ biến chứng

Đa số mắc bệnh trĩ đều rất chủ quan, bởi đây là nhóm bệnh tế nhị nên thường mang tâm lý ngại đi khám. Chỉ khi nào phát hiện máu tươi, búi trĩ sa xuống, kèm theo đau đớn không tiểu tiện được, lúc đó bệnh nhân mới tức tốc vào viện khám hoặc “cuống cuồng” tìm phương pháp điều trị.

Ảnh minh họa

Như chị Ngọc H - nhân viên văn phòng chia sẻ: “Cách đây 2 năm mình bị trĩ, sau khi điều trị, mình sinh hoạt lại bình thường, bởi đã thoát khỏi cảnh đứng ngồi không yên.Nhưng niềm vui chẳng được bao lâu, nhất là vào mỗi dịp nghỉ Tết mình lại bị tái phát, do chế độ ăn uống bị đảo lộn nên trĩ đã quay lại hành hạ.Giờ mình thấy bệnh còn nặng hơn ngày trước khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài và khi đại tiện chảy máu tươi rất nhiều. Đây cũng là do thói quen ăn uống, vì Tết mình lười ăn rau và không bổ sung nhiều nước nên mới như vậy. Mình cũng đang đau đầu tìm phương pháp cải thiện triệt để…”

Trong xã hội hiện nay, trường hợp như chị L. không hiếm gặp, vì bệnh trĩ không loại trừ độ tuổi. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng “người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa”, đa phần là do thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt không hợp lý. Đặc biệt, căn bệnh này rất hay “ghé thăm” khối văn phòng do ngồi nhiều và ít vận động.

Ảnh minh họa

Khi phát hiện sớm, bệnh mới ở cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ giúp bệnh nhân điều trị nhanh chóng và đỡ tốn kém. Người bệnh có thể tự cân bằng chế độ ăn uống, tập luyện thể thao kết hợp sử dụng các bài thuốc Đông Y. Ngược lại, khi bệnh bước sang giai đoạn nặng, cần phải triệt tiêu búi trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau và có thể xảy ra một số biến chứng như: nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ theo chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh

Đa số bệnh nhân nghĩ rằng phương pháp phẫu thuật là giải pháp triệt để nhất. Những ít ai biết rằng nếu không giữ gìn ăn uống, điều trị đúng, búi trĩ vẫn có thể “đùn ra” sau vài tháng. Điều này lý giải rằng: Tại sao vào mỗi dịp nghỉ lễ, những người có tiền sử trĩ lại dễ dàng bị tái phát và tiếp tục hứng chịu những cơn đau mà tưởng chừng không bao giờ gặp phải nữa..

Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh trĩ sớm là cần thiết, cho nên, mọi người không nên bỏ qua một số món ăn lành mạnh như: chuối, khoai lang, sữa chua, mồng tơi, đậu phụ, mộc nhĩ…và cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Với những thực phẩm trên, giúp cho chứng táo bón không xuất hiện, đồng nghĩa với việc người bệnh có thể vô tư đại tiện mà không sợ đau rát hay chảy máu tươi …

Bên cạnh đó, trong mỗi dịp Tết, người bệnh không nên có suy nghĩ “thả lỏng vài hôm”, bởi thói quen xấu này chính là nguyên nhân gây bệnh tái phát và nguy hiểm hơn lần trước.

Lời khuyên từ PGS.TS Mai Tất Tố - trường ĐH Dược Hà nội

PGS.TS Mai Tất Tố nhận định, người mắc bệnh trĩ nên điều trị dứt điểm ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân không nên quá lạm dụng vào thuốc kháng sinh, thuốc bôi, bởi các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tức thời chứ không điều trị bệnh tận gốc.

Chính vì vậy, người bệnh nên thiên về các bài thuốc dân gian hoặc các bài thuốc Đông Y có tác dụng bổ tỳ vị kết hợp với ăn uống sinh hoạt điều độ, để tránh phải dùng đến biện pháp phẫu thuật gây đau đớn hoặc gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

>> Xem thêm: Thông tin sản phẩm TOTTRI - bài thuốc bổ trung ích khí dành cho bệnh trĩ

Tottri là sản phẩm của Công ty Cổ phần TRAPHACO, kết hợp các vị thuốc có tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh và các vị thuốc điều trị trĩdứt điểm triệu chứng bệnh trong đợt cấp tính.

Tottri có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa trĩ tái phát. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng trong đợt trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Sau đó, bệnh nhân nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát.

Tottri đã được nghiên cứu trên thực nghiệm tại trường Đại học Dược Hà nội và cho các kết quả rất tốt về tác dụng cầm máu, giảm đau và co búi trĩ.

Sử dụng Tottri cùng với một chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người trong dịp Tết.

GPQC số: 0735/14/QLD- TT

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Ngừng thở khi ngủ

Nếu bạn có bệnh lý này, hơi thở của bạn có thể rất nông hoặc bạn có thể bị ngừng thở trong khi ngủ. Ở một số người, tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong một đêm. Nếu một người bị ngừng thở khi ngủ, một phần não của họ có thể bị đánh thức để chỉ huy cơ thể thở. Khi tình trạng này xảy ra, chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Chứng ngừng thở khi ngủ được chia làm ba loại, đó là: Ngừng thở tắc nghẽn (OSA), ngừng thở trung ương (CSA) và ngừng thở hỗn hợp (MSA). Ngừng thở tắc nghẽn là tình trạng hay gặp nhất, ảnh hưởng đến khoảng 4% nam giới và 2% nữ giới. Tuy nhiên, người ta tin rằng chỉ khoảng 10% số bệnh nhân bị chứng ngừng thở tắc nghẽn đi khám để được điều trị trong khi hầu hết người bệnh không được thăm khám và chẩn đoán.

Chứng ngừng thở tắc nghẽn là các cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại. Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra và gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Khi ngừng thở, không khí qua vùng nghẽn bị hạn chế, làm giảm nồng độ ô-xy trong máu. Sự thiếu hụt oxy phát ra tín hiệu đánh thức một phần não để chỉ huy cơ thể thở. Vì cơ hoành và cơ ngực cần phải làm việc nhiều hơn để ép không khí qua vùng hẹp, hơi thở thường là thở gấp,khịt mũi hoặc ngáy. Một khi hơi thở trở về bình thường thì não quay lại trạng thái ngủ và quy trình này lại bắt đầu. Cứ như vậy quy trình này có thể xảy ra vài lần hoặc hàng trăm lần trong một đêm tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.

Hội chứng ngừng thở trung ương ít gặp hơn hội chứng ngưng thở tắc nghẽn và xảy ra khi não không chỉ huy được các cơ quan kiểm soát thở.

Hội chứng ngừng thở hỗn hợp, đúng như tên gọi của nó là sự phối hợp của cả hội chứng ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương.

BS. Trần Phạm Hải, chuyên gia hô hấp

Các triệu chứng của hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì?

Chứng ngừng thở khi ngủ có các triệu chứng sau:

Ngáy to

Buồn ngủ quá mức vào ban ngày

Dễ cáu kỉnh và liên tục thay đổi tâm trạng

Đau đầu.

Buồn ngủ mà không ngủ được

Khó tập trung

Nguyên nhân gây ra Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ, đó là:

Béo phì

Phì đại VA, amidan hoặc lưỡi

Các vấn đề về xoang

Nguyên nhân gây ra Hội chứng ngừng thở trung ương là gì?

Hội chứng ngừng thở trung ương thường do các bệnh lý sẵn có từ trước gây ra, dẫn đến sự mất cân bằng tại trung tâm điều khiển hô hấp của não trong lúc ngủ như suy tim hay bệnh lý về thần kinh.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ gây ra nguy cơ gì?

Ngừng thở khi ngủ khiến bạn mệt mỏi và không tỉnh táo, nhưng bạn có biết rằng hội chứng ngừng thở có thể có những nguy cơ nguy hiểm dưới đây?

Tăng huyết áp

Tiểu đường tuýp 2

Bệnh về tim

Trào ngược dạ dày – thực quản

Tăng cân

Trầm cảm

Chứng ngừng thở khi ngủ được điều trị như thế nào?

Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, chúng tôi khuyến nghị bạn nên đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp. Bác sĩ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ của bạn để chẩn đoán, được gọi là: đo đa ký hô hấp. Thử nghiệm này sẽ xác nhận bạn có bị hội chứng ngừng thở khi ngủ hay không và bạn đang bị loại nào. Bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các thử nghiệm khác để tìm xem bạn có đang bị bệnh lý nào khác mà mình không biết như suy tim, bệnh hô hấp mãn tính, bệnh về thần kinh hoặc bệnh về hooc môn.

Có nhiều phương pháp điều trị chứng ngừng thở khi ngủ và sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng y tế của từng. Bác sĩ của bạn có thể cần phải hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa khác như chuyên khoa Tai Mũi Họng, Tim mạch, y tá và kỹ thuật viên. Kế hoạch điều trị cho bạn có thể phối hợp các phương pháp điều trị dưới đây:

Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục

Đeo nẹp hàm

Phẫu thuật

Giảm cân

Thay đổi lối sống

Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, thử nghiệm đo đa ký hô hấp được BS. Trần Phạm Hải và BS. Delphine Natali – Chuyên khoa Hô Hấp – Dị ứng thực hiện để thăm dò và chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ. Trong thời gian từ ngày 26/02 đến ngày 26/04/2018, Bệnh viện áp dụng chương trình ưu đãi giảm 20% cho dịch vụ thử nghiệm này. Để biết thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.35771100

 

 

Lê Minh

Gai đôi cột sống chữa thế nào?

Lê Thị Mai (lemai2000@gmail.com)

Gai đôi cột sống là một dị tật cột sống bẩm sinh, thường xảy ra ở vùng thắt lưng - cùng. Trên phim chụp Xquang cột sống thắt lưng thấy gai sau của cột sống không dính liền nhau mà lại tách đôi, để lại một khe hở ở giữa, do tổ chức sụn xơ không cản quang vì không được cốt hóa. Hiện nay, người ta cho rằng tỉ lệ bị gai đôi cột sống ở bào thai có thể giảm tới 70% khi người mẹ được cho uống acid folic bổ sung trước khi có thai. Gai đôi cột sống chỉ được coi là bệnh lý khi có thoát vị màng não qua lỗ hở còn không có thoát vị tủy thì người bệnh hoàn toàn có thể sống hòa bình. Trường hợp bị gai xương khác với gai đôi. Gai xương có thể mọc ở gót chân gọi là gai gót, gai đốt sống cổ và gai đốt sống lưng... Đây là quá trình viêm và phản ứng của xương vùng tương ứng. Tuy nhiên, nếu hay bị đau lưng do gai đôi hay gai cột sống nói chung cần được bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng lưu ý tập luyện và chọn lựa môn thể thao nhẹ nhàng, hợp lý để tăng cường sức dẻo dai, bền bỉ cho cột sống, như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, thể dục nhịp điệu. Tránh những môn thể thao bắt cột sống phải chịu trọng lượng lớn như nhảy cao, đẩy tạ… Người bệnh nên có các bài tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia xương khớp hay phục hồi chức năng.

BS. Đinh Thị Thanh

Hợp tác y tế Việt

Ngày 7.3, tại trụ sở Bộ Y tế, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Nguyễn Thanh Long và nguyên Bộ trưởng Y tế PGS. TS. Trần Thị Trung Chiến tiế...